Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồi Dương của một thời để nhớ

Đồi Dương là một địa danh lâu đời và gắn với sự kiện lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945, nay thuộc phần đất xã Tân Bình và phường Bình Tân, thị xã La Gi. Một dãi đất đồi lượn sóng dọc theo bờ biển dài trên 5 km với rừng cây phi lao (cây dương) được trồng dưới thời Pháp thuộc (1939) để chắn cát biển xâm thực. Đã một thời Đồi Dương bạt ngàn cây dương liễu xanh biếc hòa với tiếng sóng ru theo nhịp vỗ thời gian in sâu trong lòng người bản xứ. 

Lung linh chợ đêm phố cổ Hà Nội

Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, những hoài nghi ban đầu về hiệu quả của tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân dần biến mất, thay vào đó là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa tới mua sắm, tham quan, thưởng thức văn hóa nghệ thuật.

Gốm Trù Sơn

Trước năm 1980, có tới 90% hộ làm nghề đến năm 1990 chỉ còn khoảng 50%. Nghề làm gốm vất vả diễn ra quanh năm, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12, sản phẩm làm ra có cái cũng chỉ từ 500 - 1.000 ngàn đồng, nhưng nồi đất Trù Sơn đã đi khắp mọi miền đất nước. Những chuyến xe thồ chậm rãi suốt ngày đêm vào Nam ra Bắc, lên tận biên giới, đến với các vùng xa xôi, vùng dân tộc ít người... để ngâm chàm nhuộm thổ cẩm.

Về linh sơn Yên Tử

Đứng trên chùa Đồng, ở độ cao 1.068m, tay chạm vào mây ngỡ như trời xanh đã ở trên đầu. Phóng tầm mắt về phía xa xa, phong cảnh núi rừng đẹp như bức tranh thủy mặc lung linh trong nắng, ta cảm nhận được sự hòa hợp thiêng liêng của đất trời, hồn ta như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh...

Trà đắng Cao Bằng

Uống trà là một thú vui tao nhã trong giao tiếp. Nó trở thành nét văn hóa của người Việt Nam. Ở các tỉnh phía Bắc có nhiệt độ trung bình 15-20oC, cây trà mọc trên núi cao, rừng sâu được người dân tộc Tày, Nùng đem về trồng, lấy lá nấu với nước để uống.

Hòn Đá Bạc ở đất mũi Cà Mau

 Truyền thuyết dân gian kể rằng hòn Đá Bạc xưa là chốn bồng lai tiên cảnh. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng ngày nay hòn Đá Bạc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia và trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách ở vùng đất mũi Cà Mau.

Thương lắm lồng đèn Việt!

Có lẽ rồi đây hình ảnh lồng đèn giấy kiếng sản xuất trong nước chỉ còn lại trong tiềm thức của các em nhỏ qua những câu ca “Tết Trung thu em đốt đèn đi chơi. Em đốt đèn đi khắp phố phường. Đèn ông sao với đèn cá chép. Đèn thiên nga với đèn bươm bướm…”. Bởi những năm gần đây, lồng đèn nhựa Trung Quốc đã tràn ngập thị trường…

Pleiku, một cõi đi về...

Một chiều mưa tầm tã cách đây gần hai mươi năm, một chàng trai trẻ tìm đến nhà tôi khi ấy đang ở trên đường Trần Hưng Đạo. Người ấy là Nguyễn Xuân Hoàng, đang học năm thứ 4 Khoa Văn- Đại học Tổng hợp Huế. Trước đấy tôi về quê, gặp Hoàng, em nói vu vơ: “Em sẽ lên Pleiku gặp anh”. Thế mà rồi tôi lên mới chưa được một tuần, Hoàng đã xuất hiện. Tôi đưa Hoàng đi uống cà phê vỉa hè Hùng Vương, tối khuya vào quán bánh xèo ở góc đường Nguyễn Văn Trỗi- Nguyễn Thái Học bây giờ uống rượu với bánh xèo thay cơm chiều. Quán nghèo, đèn dầu và những cơn ngái ngủ. Chúng tôi đọc thơ và trầm ngâm chuyện.

Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn

Với nhiều đình, chùa cổ, huyền thoại, lễ hội dân gian lớn... Ngũ Hành Sơn (NHS) xác định việc phát triển du lịch tâm linh là xu hướng tất yếu. Nhiều khách du lịch đến NHS không chỉ để vui chơi, thăm thú, mà như đang thực hiện một cuộc hành hương về vùng đất thiêng, và tìm kiếm nơi trú ngụ bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình.

Làng cổ Trích Sài lưu dấu 1.000 năm Thăng Long

Trích Sài là một trong 6 làng cổ thuộc vùng Kẻ Bưởi, một vùng đất gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long-Hà Nội. 

Mênh mang những huyền thoại Tây Hồ

Là một đoạn sông Hồng cổ còn rớt lại sau khi đã đổi dòng, Hồ Tây  (quận Tây Hồ, Hà Nội) hiện còn rộng hơn 526ha, với con đường bao quanh dài gần 17km. Một vùng sóng nước mênh mang phía Tây bắc Hà Nội, Hồ Tây hấp dẫn ngay ở những truyền thuyết về nguồn gốc và những cái tên của nó.

Trà Cầu Đất, trà Ô Long trên đất Lâm Đồng

Đến Lâm Đồng, du khách không chỉ nhìn cảnh đẹp mộng mơ, hoa tươi khoe sắc vào mùa đông, không khí mát dịu của mùa hè và thưởng thức ly trà ấm áp của mùa đông, mà còn được chứng kiến tận mắt đôi tay thoăn thoắt của các cô gái dân tộc: Cơ Ho, Mạ, Chu Ru… hái những búp trà non tơ cho vào gùi trên đồi trà bạt ngàn ở Cầu Đất, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, đem về lò sấy thành trà để uống hoặc đãi khách.