Đối với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong hệ thống lễ nghi vòng đời người, lễ cưới là lễ hội quan trọng nhất. Nếu lễ cưới của người Kinh thường diễn ra vào mùa đông thì lễ cưới của các dân tộc thiểu số được chọn vào lúc thu hoạch xong mùa múa rẫy. Mùa ấy cũng đồng thời diễn ra nhiều lễ hội khác như lễ mừng mùa, lễ chúc phúc, lễ tạ ơn thần linh... cho nên người ta gọi là mùa “ăn năm uống tháng”.
Nói tới Tây Bắc, người ta hay dùng đến hai chữ "khám phá". Những câu chuyện kỳ thú về cách ăn nếp ở của những con người trên những vùng cao nguyên cực Bắc tổ quốc, nơi cư ngụ của rất nhiều dân tộc anh em, như vẫn còn chờ các vị khách miền xuôi khám phá. Một vài câu chuyện cóp nhặt trên đường…
Người Dao Tiền Bắc Kạn sống rải rác ở các huyện Ba Bể, Ngân Sơn… là dân tộc có nền văn hoá đặc sắc riêng biệt Trang phục của người Dao Tiền cầu kì, tinh tế nhưng phù hợp với tập quán và tập quán lao động sản xuất của mình. Khác với người Dao đỏ hoạ tiết trong trang phục chủ yếu là màu đỏ thì người Dao Tiền Bắc Kạn màu sắc chủ đạo trong trang phục là màu chàm và màu trắng rất tinh tế nhưng nhã nhặn, hài hoà.
Truyền thuyết dân gian của người Việt và người Chăm đều cho rằng cá voi (cá Ông) không phải là một loài cá bình thường mà là một loại cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là do có sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm, đặc biệt là sự cảm nhận về tâm linh như con người. Không phải ngày xưa mà ngay cả bây giờ nhiều người vẫn nghĩ thế.
Người Êđê tuy có gần 30 nhóm địa phương khác nhau,nhưng đều chung một hình thức trang phục. Về hình thức, y phục và cách làm dáng của đồng bào Êđê mang những nét chung của nhiều dân cư ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và áo ngắn chui đầu. Nam giới thì đóng khố và mang áo cánh dài quá mông. Nam nữ đều thích dùng nhiều trang sức bằng vòng bạc, vòng đồng.
Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ xưa đến nay. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.Thuyền rồng để vua dùng gọi là "thuyền ngự".
Nhân dịp Ngày hội Văn hoá các dân tộc vùng đông-bắc vừa diễn ra mới đây ở Hà Giang, xin được giới thiệu một số lễ hội đặc sắc của 10 tỉnh trong vùng.
Nếu như lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa đặc trưng mang tính phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thì đối với người Chăm nghi lễ chém trâu tế thần rất hiếm khi diễn ra. Có thể nói lễ chém trâu được coi là một phong tục độc đáo mang tính riêng biệt của cộng đồng người Chăm Lạc Tánh.
Ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 13 đời nay nghề rối Tày được dòng họ Ma Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng may thay nghề vẫn được truyền đến ngày nay.
Ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên bằng các sân trời.
Ai đã từng ngược ngàn lên vùng Tây Bắc, dừng chân tại mảnh đất Điện Biên và hòa mình vào cuộc sống, phong cảnh thiên nhiên nơi đây sẽ có thêm nhiều hình ảnh, kỷ niệm đẹp trong một chuyến đi. Nhưng đến Điện Biên mà chưa một lần ngắm nhìn những cánh rừng ngập trắng hoa ban hay đến thăm một bản dân tộc Thái, thưởng thức một món ăn truyền thống của đồng bào Thái, hòa vào hội vui cùng nắm tay múa xòe, nhảy sạp với các thiếu nữ Thái thì coi như chưa đến Điện Biên.
Những chú trâu được khoác lên mình chiếc áo đa màu sắc, bắt mắt tại lễ hạ điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là dịp khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ sáng mùng 7 Tết.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com