Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Về chơi xứ cù lao

Cù lao Bảo là một trong 3 cù lao lớn ở tỉnh Bến Tre. Năm 1900, tỉnh Bến Tre được thành lập gồm 2 cù lao Minh và cù lao Bảo. Đến năm 1948, cù lao An Hóa tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, vào tỉnh Bến Tre.

Cảm xúc Quảng Trị

Tháng 4 Quảng Trị - nắng “nung” người nhưng khi mục kiến những tàn tích của chiến tranh, lòng người như lắng đọng bùi ngùi quên đi cái nóng của miền Trung. Theo hành trình “Con đường di sản miền Trung”, du khách đừng quên dành ít nhất một ngày ra Quảng Trị…

Tới bãi Ôm tắm biển, ngắm san hô

Ra khỏi trung tâm thị xã Sông Cầu, chúng tôi theo quốc lộ 1A uốn lượn vòng vèo giữa một bên là núi và một bên là biển xanh sóng vỗ nhè nhẹ. Chừng 3km thì tới ngã ba Vũng La, xe quẹo phải rồi men theo triền núi, doi cát chừng 10-12km nữa về phía đông, vượt qua nhiều con dốc cao của dãy núi đâm ra biển mới tới bãi Ôm.

Ai vô Bình Định mà coi...

Câu ca dao nổi tiếng “Ai vô Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền” đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách phương xa về một vùng sơn thủy hữu tình, cảnh quan kỳ thú. Đó chính là đất võ Bình Định, xứ sở của những truyền thuyết lịch sử gắn liền với vương triều Tây Sơn oai hùng.

Vẻ đẹp bản Tả Van - Sa Pa

Du khách đến Sa Pa, tỉnh Lào Cai đều biết đến những bản làng, những cung ruộng bậc thang ẩn hiện trong mây bay vào sáng sớm, rực lên trong nắng chiều vàng như: Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van…

Rượu Khưa Quang bí quyết riêng của người Dao vùng Hồ Ba Bể

Ai lên Bắc Kạn, nhất là Ba Bể đều được nghe kể đến một loại rượu của người Dao được ủ bằng men lá. Nếu một lần được uống chắc hẳn bạn sẽ không quên được hương vị đậm đà và rất riêng biệt đối với các vùng quê khác đó là rượu Khưa Quang của người Dao vùng Đồng Phúc (Ba Bể).

Du xuân về miền thánh địa Cát Tiên

Vùng đất Cát Tiên từ lâu đã được biết đến là một thánh địa bí ẩn bị vùi chôn trong lòng đất suốt một ngàn hai trăm năm qua. Và còn có một Cát Tiên khác, Cát Tiên của màu xanh bạt ngàn. Ngày Xuân, chúng tôi du hành về thăm miền đất linh thiêng nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Đi hội Katê

Du khách dự lễ hội Katê tại tháp Pô Klong Garai. Theo lịch Chăm, lễ hội Katê diễn ra vào ngày đầu tháng 7, tức khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch. Việc tính lịch Chăm và quyết định ngày Katê dường như chỉ có những vị chức sắc tôn giáo, già làng biết, còn người trẻ không rành lắm

Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun ở Sơn La

Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở Sơn La, ngoài các dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con Xinh Mun định cư lâu đời. Xinh Mun nghĩa là người ở núi, trước đây còn gọi là người Puộc (Côn Pụa).

Hội mùa Tây Nguyên

Hội mùa là ngày hội lớn, có từ lâu, rất phổ biến ở Tây Nguyên, tương tự như ngày Tết của đồng bào Kinh. Hội mùa được người Gia Rai gọi là Pơtrưm, người Ba Na gọi là Samok, thường tổ chức vào tháng 12 dương lịch.

Múa Xuân Phả - ngọc quý xứ Thanh

Theo lời kể của các nghệ nhân, nguồn gốc múa Xuân Phả có từ thời nhà Đinh dẹp loạn 12 xứ quân. Hàng năm, vào các ngày 10 và 11/2 âm lịch, lễ hội Xuân Phả được tổ chức tại làng Xuân Phố (nay là Xuân Phả) thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá).

Lễ cưới của người Dao xưa

Lễ cưới của người Dao ngày nay đã được đơn giản hóa và trai gái cũng không kết hôn quá sớm. Còn trước đây, khi các cậu trai, cô gái dân tộc Dao đến tuổi 12-13, cha mẹ họ đã lo tìm vợ, gả chồng. Nếu bố mẹ chàng trai thấy vừa mắt một cô gái nào đó thì ngay lập tức chuẩn bị lễ vật sang xin dâu.