Thung lũng rộng nằm ngay dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, nơi có dòng Nậm So, Nậm Lùm uốn mình bồi đắp tít tận miệt Phong Thổ (Lai Châu) có tên gọi Vàng Pheo, thuộc xã Mường So. Đó là mảnh đất hiền lành của hơn 400 đồng bào dân tộc Thái trắng hội tụ, tạo nên những sắc thái văn hoá đặc trưng vùng Tây Bắc.
Nhiệt độ ở làng Cao Thôn, TP Hưng Yên lên đến 40oC. Trời càng nóng thì năng suất sản xuất hương xạ (nhang) của làng càng cao. Dân làng nghề làm hương xạ hơn trăm năm này tranh thủ thời tiết nóng để sản xuất trước khi mùa mưa tới.
Xã Sủng Trái, huyện Mèo Vạc cách thị xã Hà Giang chừng 130km, 90% diện tích là đá, khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao hiểm trở. Vài năm trở lại đây, nghề dệt lanh truyền thống trở thành lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc, đồng thời mở ra hướng phát triển du lịch nơi cao nguyên đá.
Đến Quan Lạn không thể bằng những chiếc tàu sang trọng. Chúng chỉ phù hợp với vùng nước lặng và tuyến ngắn, còn để vượt 50km ra Quan Lạn, ta phải mua vé tàu đò vẫn khởi hành lúc 9g sáng từ bến Hòn Gai (Quảng Ninh). Khi đã lướt ra giữa biển, du khách chẳng có việc gì khác ngoài việc kề cà pha trà uống cùng nhà tàu vừa bàn tán tại sao tới giờ Bái Tử Long vẫn mang số phận như nàng công chúa ngủ trong rừng, mặc dầu nơi đây cũng đẹp không kém Hạ Long với hàng trăm đảo lô xô, nước trong xanh.
Không có những khu resort, không có những quần thể danh thắng thuộc di sản văn hoá, cũng không phải là nơi có thể nghỉ ngơi biệt lập trong thời gian dài, nhưng Cao Bằng nằm chót vót phía đông bắc chứa đựng những phong cảnh hoang dã, bảo tồn các phong tục cổ xưa và là nơi xứng đáng để lữ khách thử thách sức chịu đựng của mình.
Khắp cánh rừng thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), có nhiều loại họ tre cho măng (abăng) như: lồ ô (pa’oo), nứa (cr’đêê), tre (ơm), dang (ch’tang)… Mùa hái măng từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), các phụ nữ, cô gái Cơ tu ở đây vào rừng từ sáng sớm để hái măng.
Tôi đến Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) vào một chiều đầu mùa hạ, bãi biển thật đẹp, không có những con sóng cao để lướt ván, cũng không có những khoảng nước lặng như hồ, chỉ có những con sóng nhỏ xô bờ và bãi cát trắng trải dài như bất tận.
Biển xanh thăm thẳm bên con đường hiền hòa uốn lượn, vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang sinh động.
Sapa sang hè không có hoa ban, ruộng bậc thang không xanh ngắt nhưng vẫn mờ ảo trong sương.
Từ trung tâm thị xã Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn (hay còn gọi là cầu Quay) đến ngã tư rẽ vào đường Cao Văn Lầu, đi thêm 1km lại rẽ phải vào con đường nhỏ chừng 300m là đến khu mộ cố nhạc sĩ tài danh Cao Văn Lầu (1892-1976), tác giả bài cổ nhạc nổi tiếng Dạ cổ hoài lang.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com